Những câu hỏi liên quan
Thùy Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 5 2023 lúc 6:28

Một số ý chính:

- Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là một tác phẩm văn học lịch sử rất nổi tiếng, nó đã khắc họa rõ nét tình yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

- Đối với em, tình yêu nước là một giá trị cốt lõi của con người, nó giúp chúng ta có thể đoàn kết và bảo vệ quê hương mình.

+ Lòng căm thù giặc là một cảm xúc tự nhiên khi con tim yêu nước phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược và tàn ác.

- Tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện rõ sự yêu nước và lòng căm thù giặc trong bài hịch tướng Sĩ.

+ Người đã dùng những từ ngữ sắc bén và mạnh mẽ để miêu tả những tình huống đầy cam go và đau đớn trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.

=> Điều này cho thấy rằng, tình yêu nước và lòng căm thù giặc là những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống và lịch sử của mỗi dân tộc.

- Liên hệ bản thân:

+ Với em, tình yêu nước và lòng căm thù giặc cũng là những giá trị quan trọng.

+ Em luôn tự hào về quê hương Việt Nam và mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Đồng thời, em cũng hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước khỏi những kẻ thù xâm lược và tàn ác. Vì vậy, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để có thể trở thành một công dân có ích cho đất nước và đối mặt với những thử thách và nguy hiểm từ bên ngoài.

Bình luận (0)
05.Nguyễn Huyền Diệp 7e
Xem chi tiết
hưng
Xem chi tiết
Tran Thinh
Xem chi tiết
Ms 37: Phạm Minh Phúc
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
7 tháng 7 2021 lúc 20:54

Tham Khảo:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.

Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.

Bình luận (1)
minh nguyet
7 tháng 7 2021 lúc 20:55

Tham khảo nha em:

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng yêu nước đã góp phần không nhỏ khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

 

Vậy thế nào là tinh thần yêu nước? Tinh thần yêu nước chính là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, việc yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống hết mình với tinh thần yêu nước để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (1)
Huyy
7 tháng 7 2021 lúc 20:55

Bài Hịch này được viết ra từ tấm lòng của một vị chủ soái yêu nước thiết tha. Lòng yêu nước là gốc rễ của mỗi lời văn. Vì yêu nước mà ông đề cao lòng trung nghĩa, tinh thần xả thân cứu nước của các anh hùng dũng sĩ. Vì yêu nước mà ông căm giận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ, ngày đêm chỉ nung nấu mưu đồ “xả thịt lột da” quân thù. Vì yêu nước mà ông thấm thía nỗi nhục vô vọng. Vì yêu nước mà ông kịch liệt phê phán thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách nhiệm của một số tướng sĩ. Vì yêu nước mà ông thấy được viễn cảnh thê thảm khi non sông bị gót thù giày xéo. Vì yêu nước mà ông khích lệ quân sĩ phải thức tỉnh trước nỗi nguy biến của non sông, từ đó biết chăm lo luyện tập võ nghệ, đạo binh để có thể thắng quân thù và thực tế là dân tộc ta đã thắng. Lòng yêu nước thấm vào từng câu, từng chữ nên đã thực sự làm rung chuyển lòng người. Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can. Chính lòng yêu nước được diễn đạt bằng một cách viết hay đã khiến cho bài Hịch này mãi mãi còn là một áng văn bất hủ.

Bình luận (1)
Lạc Vĩ
Xem chi tiết
....
9 tháng 4 2021 lúc 19:46
Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng
Bình luận (0)
bngocc
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 8 2021 lúc 21:43

Em tham khảo:

Trong đoạn trích, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Qua đây, có thể thấy rằng lòng yêu nước của ông là vô cùng sâu sắc

Bình luận (0)
Thư Anh
Xem chi tiết